Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Góc nhìn Marketing thương hiệu Starbucks (phần 1)

TỔNG QUAN VỀ STARBUCK

1992: Bảng cân đối kế toán tăng trưởng mạnh mẽ, lên đến 2 con số. 

2007: có 15000 cửa hàng và dự đoán sẽ tăng lên đến 40 000 (trong đó có hơn một nửa là nằm bên ngoài biên giới Mỹ)

Nhưng bất thình lình, hiệu suất giảm nghiêm trọng khiến CEO lúc bấy giờ là Jim Donald bị chủ tịch hội đồng quản trị Howard Schultz sa thải và HS tự mình đứng vào vị trí CEO.

Hiện trạng năm 2007: lợi nhuận năm 2007 là 9,4 tỉ đô la, giá cổ phiếu giảm xuống 42%, giá nguyên vật liệu đầu vào cao khiến công ty tăng giá nhưng bên cạnh đó là vấn đề lạm phát khiến người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng” và khiến cho doanh thu của Starbuck, đặc biệt là ở thị trường Bắc Mỹ suy giảm nghiêm trọng khiến Wall Street lo lắng rằng chuỗi cửa hàng sẽ bị đẩy ra khỏi phạm vi nước Mỹ. Vào tháng 11 cùng năm, công ty đã báo cáo sự sụt giảm đầu tiên lượng viếng thăm của khách hàng tại các cửa hàng US. Bên cạnh đó thì vấn đề các đối thủ cạnh tranh bước đầu đưa đồ uống cà phê vào thực đơn đã khiến cho Starbuck đã khó khăn thì nay lại càng khó có lối thoát hơn.

Lịch sử hình thành của cà phê Starbuck và hương vị đặc trưng của công ty hình thành vào năm 1971 ở Seattle bởi 3 con người chung một niềm đam mê với cà phê đen rang, cà phên mang phong cách Châu Âu - Jerry Baldwin, Gordon Bowker và Zev Siegl. Theo họ thì cà phê mang lại cho họ rất nhiều so với những thức uống nhạt nhẽo khác (Folgers và Maxwell House), và cà phê sẽ tuyệt vời hơn nếu được rang và pha chế theo một công thức chính xác nhất. Họ cũng đưa ra mục tiêu là mang đến cho khách hàng những kiến thức cơ bản nhất về cà phê vào cho họ biết được như thế nào là cà phê thực thụ.

Kêt quả cuối cùng, Settleites đã bán hết những bình cà phê bình thường và những dụng cụ cần thiết để xay và pha chế cà phê một cách chính xác nhất tại nhà.


Settleites đã phát triển thành công một cơ sở khách hàng tại cửa hàng tại địa phương, nhưng Howard Schultz – người gia nhập công ty vào năm 1982 – đã thấy được những tiềm năng to lớn hơn. Trong lúc đang đảm nhiệm chức phó chủ tịch và tổng giám đốc của công ty Hammarplast, Thụy Điển – công ty chuyên các thiết bị nhà bếp phong cách và đồ dùng gia đình – Schultz nhận thấy rằng, Seattle chỉ với bốn cửa hàng ở địa phương, lại mua máy pha cà phê đặc biệt nhiều hơn của chuỗi cửa hàng Macy. Với sự tò mò vốn sẵn, ông đã đến Seattle thăm cửa hàng Starbucks và đã ngay lập tức bị cuốn hút vào vẻ “lãng mạn” của loại cà phê hảo hạng. Và Schultz, ông đã mất một năm để thuyết phục Starbucks tham gia một cuộc “thập tự chinh” trong lĩnh vực cà phê mà bước đầu là mở rộng thị trường ra West Coast. Cũng sau cuộc thay đổi này, Schultz đã giành được bị trí giám đốc tiếp thị của Starbucks.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét